Uống đủ nước giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt và phòng tránh được nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Tuy nhiên bạn cũng cần phải uống nước đúng cách. Hãy cùng Fujiwa xem qua các lưu ý khi uống nước sau đây!
Uống nước đúng cách – ngồi uống nước
Đây là điều mà nhiều người thường không để tâm đến khi uống nước. Uống nước trong tư thế ngồi sẽ tốt hơn là đứng uống nước. Ngồi uống nước giúp cơ thể cân bằng được lượng nước bạn nạp vào.
Nước không bị tích tụ và gây ra những vấn đề liên quan đến xương khớp. Tư thế ngồi cũng giúp các dây thần kinh được thư giãn, thận làm việc hiệu quả hơn.
>> Có thể bạn quan tâm: Những Sai Lầm Khi Uống Nước Phổ Biến Mà Bạn Nên Tránh
Uống nước theo từng ngụm nhỏ
Đôi khi trong lúc quá khát chúng ta thường uống nước vội vã. Thế nhưng điều rất nguy hiểm, nó tạo gánh nặng cho dạ dày và có thể làm bạn bị sặc.
Trong nước bọt có tính kiềm nên tốt nhất là bạn uống chậm rãi để nước bọt hòa lẫn với nước. Điều này giúp cơ thể ổn định lượng axit trong dạ dày và làm dịu hệ tiêu hóa.
Uống nước đều đặn nhiều lần trong ngày
Chia lượng nước cần uống ra từng phần nhỏ để uống trong ngày sẽ giúp hệ bài tiết hoạt động tốt hơn. Thay vì bạn nhịn khát một thời gian dài rồi vội vã nạp vào một lượng nước lớn.
Uống nước đều đặn còn giúp bạn có cảm giác no lâu và hỗ trợ quá trình giữ cân, giảm cân hiệu quả. Bởi nó giúp bạn no lâu và không thèm ăn.
Uống nước ấm, nước nhiệt độ phòng
Dù việc uống nước lạnh và nước đá mang lại cảm giác rất sảng khoái và đã khát thì bạn cũng nên hạn chế. Thay vào đó bạn hãy ưu tiên uống nước ấm hoặc nước có nhiệt độ phòng. Nước quá lạnh có thể làm sốc giác quan và rối loạn chức năng tiêu hóa.
Nước lạnh, nước đá làm quá trình tuần hoàn máu diễn ra khó khăn. Trong khi đó, uống một ly nước ấm sẽ làm quá trình trao đổi chất diễn ra dễ dàng. Nó còn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm táo bón, đầy hơi.
Không uống quá nhiều nước trước khi ăn
Khi uống nhiều nước trước khi ăn sẽ làm dạ dày bị đầy. Khi bạn nạp thức ăn vào thì dạ dày không còn đủ không gian để thực hiện những hoạt động tiêu hóa. Chính vì vậy bạn sẽ dễ đầy bụng, khó chịu. Nếu khát hãy uống trước bữa ăn ít nhất 30 phút để không ảnh hưởng hệ tiêu hóa.
Không uống nước giữa bữa ăn
Khi ăn, dịch dạ dày sẽ không ngừng tiết ra, dạ dày không ngừng trộn và nghiền thức ăn. Uống nước trong bữa ăn sẽ làm cơ thể hoạt động tích cực hơn để xử lý thêm lượng nước này.
Như vậy quá trình dịch vị sẽ bị trì hoãn, diễn ra chậm hơn. Uống nước nhiều khi ăn còn có thể làm giảm nồng độ chất axit trong dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình phân giải thức ăn và việc hấp thụ chất dinh dưỡng.
Uống đủ nước kể cả khi không thấy khát
Khát là dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể cho bạn biết rằng mình đang mất từ 2 đến 5% nước. Vì vậy chỉ uống mỗi khi khát sẽ không đủ lượng nước mà cơ thể cần.
Điều này sẽ làm ảnh hưởng quá trình trao đổi chất của nhiều cơ quan. Tùy vào cân nặng, giới tính mà bạn nên có thời gian biểu uống nước hợp lý. Cách đơn giản nhất là lấy cân nặng x 0.5.
Không uống quá nhiều nước sau vận động mạnh
Sau khi vận động, cơ thể bị mất một lượng nước đáng kể. Lúc này bổ sung nước lọc, nước ion kiềm là điều cần thiết. Tuy nhiên bạn cũng không nên uống quá nhiều nước. Đây là lúc cơ thể vẫn chưa kịp thả lỏng về trạng thái bình thường.
Tim bạn lúc này đập nhanh, thở gấp. Uống quá nhiều nước chỉ làm tăng áp lực cho tim và các cơ quan khác. Vì vậy tốt nhất là bạn nên thả lỏng, nghỉ ngơi chừng 10 phút rồi hãy uống nước.
Không nên uống nước đun đi đun lại nhiều lần
Nước được đun sôi nhiều lần thường mất đi các chất khoáng quan trọng như canxi, magiê và kali. Các chất khoáng này đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng cơ bản của cơ thể, mất chúng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu bạn sử dụng nước từ các nguồn có chứa kim loại nặng, uống nước được đun lại nhiều lần có thể tăng nguy cơ hấp thụ các kim loại nặng như chì hoặc thủy ngân trong nước. Việc tiêu thụ kim loại nặng có thể gây hại cho sức khỏe uống duy trì trong thời gian dài.
Không nên uống quá nhiều nước
Uống quá nhiều nước có thể làm giảm hàm lượng natri trong máu, gây mất cân bằng điện giải. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như buồn nôn, mệt mỏi, co giật, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Uống quá nhiều nước còn có thể làm tăng lượng nước trong cơ thể, gây áp lực cho tim và hệ thống tuần hoàn. Đối với những người có vấn đề tim mạch, điều này có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe.
>> Xem thêm: Bật Mí 10 Phương Pháp Thanh Lọc Cơ Thể Hiệu Quả Trong 3 Ngày
Trên đây là những lưu ý để bạn có thể uống nước đúng cách từ Fujiwa. Những thói quen nhỏ hàng ngày có thể tác động lớn đến sức khỏe tổng thể. Uống nước đều đặn và đúng cách có thể giúp bạn đảm bảo sức khỏe và giảm nguy cơ gặp các vấn đề không mong muốn.