Trong mỗi môi trường sẽ có một độ pH nhất định, đặc biệt, độ pH trong nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của người dùng. Vậy độ pH của nước là gì? Nên uống nước có độ pH bằng bao nhiêu? Để giải đáp những thắc mắc trên, hãy cùng Fujiwa giải đáp thắc mắc ở bài viết sau đây nhé!
Độ pH của nước là gì?
Độ pH trong nước là một chỉ số đo nồng độ axit hoặc bazơ của dung dịch. Được định nghĩa bởi nhà hóa học người Đan Mạch Søren Sørensen vào năm 1909, pH là viết tắt của “potential of hydrogen” (tiềm năng của hydro). Chỉ số này thường được sử dụng để đo mức độ kiềm hoặc axit của một dung dịch dựa trên tỷ lệ của nồng độ ion hydroxit (OH-) và ion hydro (H+) trong dung dịch.

Độ pH của nước là gì?
Giá trị pH được đo trên một thang đo từ 0 đến 14, với các giá trị cụ thể có ý nghĩa như sau:
- pH từ 0 đến 6.9: Dung dịch có pH này được coi là axit. Giá trị pH càng gần 0, càng axit mạnh.
- pH 7: Dung dịch có pH này được coi là trung tính, với nồng độ ion H+ và OH- bằng nhau.
- pH từ 7.1 đến 14: Dung dịch có pH này được coi là bazơ (kiềm). Giá trị pH càng gần 14, càng bazơ mạnh.
Để đo độ pH của một dung dịch, người ta thường sử dụng thiết bị đo pH, gọi là pH meter hoặc bộ thang đo pH. Điều này cho phép xác định chính xác mức độ axit hoặc bazơ của dung dịch.
>> Bài viết liên quan: TOP 5+ Các Loại Nước Ion Kiềm Trên Thị Trường Hiện Nay
Độ pH trong nước bao nhiêu là tốt nhất?
Độ pH trong nước uống tốt cho sức khỏe thường nằm trong khoảng từ 6.5 đến 8.5. Đây là khoảng pH tương đối trung tính, không quá axit hoặc quá kiềm, và được coi là an toàn cho sức khỏe con người. Điều này đảm bảo rằng nước uống không ảnh hưởng đáng kể đến cân bằng pH tổng thể của cơ thể.
Khi sử dụng nước có độ pH phù hợp sẽ giúp cơ thể bổ sung các vi chất có lợi. Từ đó, nó sẽ giúp phục vụ tốt các hoạt động hằng ngày của cơ thể con người như: học tập, làm việc, chơi thể thao,…
Độ pH trong một số loại nước phổ biến
Nước máy
Nước máy là nước có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, gồm: nước ngầm, nước mưa, nước mật được lọc trước. Sau đó, nước sẽ được xử lý hóa học để tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại. Thành phần của nước sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng khu vực và độ pH trung bình của nước máy khoảng 7.5
Độ pH của nước giếng
Dù nước máy được sử dụng phổ biến ở hầu hết các khu vực nước ta. Tuy nhiên, tại một số khu vực nông thôn, vùng xa vẫn sử dụng nước giếng trong sinh hoạt. Độ pH của nước giếng khoan tùy thuộc vào từng vị trí địa lý và cấu tạo của tầng địa chất. Nhưng thông thường, độ pH của nước giếng này thường thấp dưới 6.5 do lượng cacbon ở trong nước sẽ tạo thành axit cacbonic.
Nước đóng chai
Sự khác biệt duy nhất giữa nước đóng chai và nước máy chính là nước đóng chai cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn về sức khỏe đã được thiết lập. Thông thường, độ pH của nước đóng chai rơi vào khoảng từ 6.5 đến 8.5

Độ pH trong nước đóng chai
Độ pH của nước RO
Với máy lọc nước có sử dụng công nghệ lọc đang được sử dụng phổ biến tại nhiều gia đình. Với cơ chế thẩm thấu ngược hiện đại giúp loại bỏ được toàn bộ cặn bẩn, tạp chất giúp nguồn nước trở nên tinh khiết hơn. Thông thường, độ pH của máy lọc nước RO rơi vào khoảng từ 5 – 7.
>> Có thể bạn quan tâm: Nước súc miệng ion Muối Fujiwa
Lợi ích khi theo dõi độ pH của nước
Độ pH của nước uống rất quan trọng đối với sức khỏe. Trong cơ thể con người chiếm khoảng 60% là nước. Do đó, ở một người trưởng thành nặng 60kg thì trong người đã có 36kg nước.

Lợi ích khi theo dõi độ pH của nước
Trong cơ thể của bạn độ pH tự nhiên là 7.4%. Mỗi ngụm nước bạn uống và mỗi miếng thức ăn bạn ăn đều có tính axit hoặc kiềm nên khi ăn uống sẽ ảnh hưởng đến độ pH trong cơ thể. Nhưng dù thế nào đi nữa bạn phải luôn giữ lượng pH trong máu khoảng 7.34 – 7.45. Nếu lượng pH trong cơ thể bạn vượt quá thì bạn sẽ mắc phải một số bệnh lý khác nhau.
Mỗi ngày bạn nên uống tối thiểu 2 lít nước để cơ thể bạn được hoạt động bình thường. Trong thời tiết nắng nóng bạn có thể uống từ 2 – 3 lít là bình thường.
Qua những điều trên chắc bạn cũng biết được độ pH của nước quan trọng hơn bất cứ thực phẩm nào khác. Cũng chính vì thế bạn nên lưu ý đến độ pH của nước mình uống.
Một số tác hại của nước khi có độ pH quá thấp hoặc quá cao
Nước uống cần được khử khuẩn và đo độ pH nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người sử dụng. Dưới đây là một số tác hại khi người dùng uống phải nước có độ pH không đạt chuẩn.

Các hại của nước khi có độ pH quá thấp hoặc quá cao
- Với nước có độ pH quá cao sẽ có tính bazơ khi uống nước này quá lâu người dùng sẽ mắc phải một số bệnh như: đau đầu, gout, đau khớp, trĩ, viêm dạ dày,…
- Còn nước có độ pH quá thấp sẽ có tính axit cao, nếu không qua lọc thì có thể chứa nhiều kim loại nặng và hóa chất có hại cho sức khỏe. Khi sử dụng lâu ngày sẽ gây ra sỏi thận, táo bón, khô da, phá hủy men răng và hạn chế sự hấp thu canxi cơ thể,…
>> Xem thêm: Nước uống ion kiềm Fujiwa
Trên đây là những thông tin về độ pH của nước và lợi ích, tác hại của độ pH trong nước đến sức khỏe của người dùng. Nếu bạn còn vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ Fujiwa để được chúng tôi tư vấn và giải đáp thắc mắc nhé!