Những sai lầm khi uống nước cũng có thể gây ra những hệ quả tiêu cực không ngờ cho sức khỏe. Hãy cùng Fujiwa tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây nhé!
Sai lầm khi uống nước: Chỉ uống nước khi quá khát
Cơ thể luôn cần một lượng nước nhất định để đảm bảo các hoạt động trong cơ thể diễn ra bình thường. Nhiều người có thói quen chỉ khi thấy khát mới uống nước. Thật chất, khi bạn cảm thấy khát thì cơ thể đã thiếu nước ở mức trầm trọng.
Mỗi ngày cơ thể tiêu hao lượng nước thông qua việc đổ mồ hôi, đi vệ sinh. Nếu không bổ sung lại lượng nước kịp thời có thể ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan nội tạng và tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe như đau đầu, mệt mỏi và nguy cơ hình thành sỏi thận.
>> Bài viết liên quan: Thiếu Nước Cơ Thể Sẽ Như Thế Nào? Dấu Hiệu, Cách Bổ Sung Nước
Không uống nước đều đặn, chỉ uống khi nhớ
Bên cạnh việc uống đủ lượng nước cần thiết bạn còn cần uống nước đều đặn để đảm quá quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra bình thường. Nếu bạn uống đủ lượng nước cần thiết cùng lúc sẽ gây ra quá tải, tạo áp lực lên thận.
Thậm chí điều này có thể làm ảnh hưởng đến huyết áp và gây chóng mặt. Theo các chuyên gia, bạn cần chia thời gian để uống nước sao cho hợp lý. Trong vòng một giờ bạn không nên uống quá một lít nước.
Uống quá ít nước mỗi ngày
Nước chiếm đến 70% thể tích của con người. Cơ thể cần nước để duy trì các chức năng cơ bản như làm mát cơ thể, bôi trơn khớp, loại bỏ chất độc hại khỏi cơ thể.
Thiếu nước có thể dẫn đến mệt mỏi, đau đầu, và giảm hiệu suất thể chất. Thiếu nước cũng có thể làm tăng rủi ro về tình trạng táo bón và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
Ngoài ra thì lượng nước cơ thể còn ảnh hưởng đến độ đàn hồi và độ ẩm của da. Cơ thể thiếu nước sẽ làm da nhanh bị lão hóa. Thiếu nước còn có thể làm tăng rủi ro về tình trạng táo bón và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
Nhu cầu nước của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào giới tính, tuổi tác và cân nặng. Lượng nước mà phụ nữ nên uống là từ 1,5 đến 2 lít nước. Trong khi với nam giới thì con số này lớn hơn, có thể lên đến 3 lít nước.
Uống nước khi đang đứng
Đứng uống nước là thói quen rất phổ biến. Nghe có vẻ vô hại nhưng việc đứng uống nước không hề tốt cho cơ thể. Thay vào đó bạn nên uống nước trong tư thế ngồi. Uống nước trong tư thế đứng có thể làm căng dây thần kinh. Ngoài ra thì tư thế này làm nước chảy trực tiếp phần dưới dạ dày chứ không đi khắp cơ thể.
Khi bạn ngồi uống nước, cơ bụng và cơ thể đang trong tư thế thư giãn hơn nên dạ dày cũng sẽ xử lý nước và thức ăn hiệu quả hơn.
Điều này giúp giảm áp lực lên dạ dày, giảm nguy cơ trào ngược acid dạ dày và các vấn đề liên quan. Đứng uống nước có thể tạo áp lực lớn hơn lên cột sống, đặc biệt là nếu bạn cúi xuống khi uống. Việc ngồi giúp giảm áp lực này và có thể giúp ngăn chặn đau lưng và các vấn đề cột sống khác.
>> Có thể bạn quan tâm: Nước Ion Kiềm Là Gì? Tất Tần Tật Những Điều Cơ Bản Về Nước Ion Kiềm
Uống nước quá nhanh
Uống nước quá nhanh cũng là một trong các sai lầm khi uống nước mà nhiều người mắc phải. Việc uống quá nhanh sẽ làm cho dạ dày của bạn bị nở rộng một cách đột ngột, gây áp lực cho các cơ quan xung quanh.
Điều này làm bạn thấy đau bụng và khó chịu. Khi uống nước quá nhanh bạn cũng dễ đau bụng và cảm thấy buồn nôn. Ngoài ra thì thói quen này còn làm tăng áp lực cho mạch máu và tim, gây đau tim.
Bên cạnh đó, uống nước quá nhanh làm nồng độ chất khoáng đặc biệt là natri, trong cơ thể có thể giảm đột ngột. Điều này làm mất cân bằng nước và chất khoáng. Từ đó dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như buồn nôn, co giật, thậm chí có thể gây tử vong.
Uống quá nhiều nước
Uống quá nhiều nước sẽ tạo áp lực lớn lên dạ dày và hệ tiêu hóa. Khi uống nước quá nhiều bạn sẽ cảm thấy buồn nôn, đau bụng, thậm chí là tình trạng nôn mửa. Áp lực lớn lên dạ dày cũng có thể gây ra hiện tượng trào ngược acid, ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
Uống quá nhiều nước một lần còn ảnh hưởng đến chức năng thận, gây tăng áp lực lên các cơ quan nội tạng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, gây khó khăn trong việc điều chỉnh lượng nước trong cơ thể.
Uống nước trước bữa ăn
Uống nước trước bữa ăn là một sai lầm khi uống nước mà nhiều người không để ý. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.
Khi bạn uống nước trước bữa ăn, nước trong dạ dày sẽ tăng lên và làm mỏng chất nhầy tiêu hóa và axit dạ dày. Điều này làm suy giảm khả năng tiêu hóa thực phẩm.
Một khi độ nhầy và axit giảm thì quá trình phân hủy thức ăn cũng sẽ chậm lại, làm giảm hiệu suất của enzym và axit trong dạ dày. Khi đó bạn sẽ có cảm giác đầy bụng, khó chịu sau khi ăn, đầy hơi và khó tiêu.
Uống nước quá lạnh
Uống nước quá lạnh có thể làm co thắt mạch máu, nhất là các mạch máu trong dạ dày. Điều này làm bạn thấy lạnh hoặc đau rát trong vùng bụng.
Thói quan này nên được hạn chế vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, giảm hiệu suất của enzym tiêu hóa, tạo ra môi trường lạnh không tốt cho hệ thống tiêu hóa.
Ngoài ra, uống nước quá lạnh cũng có thể gây kích thích và tăng axit dạ dày, gây trào ngược acid dạ dày. Điều này có thể làm tăng nguy cơ đau răng, đặc biệt là đối với những người có răng nhạy cảm với đồ lạnh.
Uống ngụm quá lớn
Khi uống ngụm quá lớn thì lượng nước sẽ đột ngột đổ vào dạ dày, tạo áp lực lớn lên cơ quan này. Điều này sẽ làm bạn cảm giác đau rát, buồn nôn và thậm chí gây trào ngược acid dạ dày.
Uống nước ngụm lớn có thể kích thích dạ dày và tăng sản xuất axit dạ dày. Thói quen này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến người có vấn đề về dạ dày hoặc các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.
Khi một lượng nước lớn đột ngột nạp vào cơ thể có thể làm tăng áp lực trong mạch máu. Đặc biệt là nếu cơ thể đang ở trong tình trạng mệt mỏi hoặc sau khi tập luyện.
Để tránh những hệ quả tiêu cực này, bạn nên uống nước một cách từ từ và uống lượng phù hợp trong thời gian ngắn. Việc này giúp cơ thể tiêu thụ nước một cách hiệu quả hơn và giảm các nguy cơ đến hệ tiêu hóa.
>> Xem thêm: Bật Mí 10 Phương Pháp Thanh Lọc Cơ Thể Hiệu Quả Trong 3 Ngày
Uống nước nhiều đường và calo
Các đồ uống như nước ngọt có ga, nước ép trái cây thêm đường thường chứa lượng calo không cần thiết. Việc tiêu thụ nhiều calo này có thể dẫn đến tăng cân do calo dư thừa được chuyển đổi thành mỡ trong cơ thể. Ngoài ra, đường trong nước ngọt cũng có thể gây tổn thương răng, làm tăng nguy cơ sâu răng và các vấn đề nướu.
Hơn nữa, các loại nước chứa đường này không tạo ra cảm giác no như thức ăn rắn, có thể khiến người ăn cảm thấy đói và ăn nhiều hơn. Điều này sẽ làm thừa cân, béo phì. Đồ uống ngọt thường chỉ cung cấp calo mà không cung cấp chất dinh dưỡng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe toàn diện.
Thay vào đó bạn có thể các loại nước tốt cho sức khỏe như nước ion kiềm cao cấp Fujiwa. Đây là loại nước chứa nhiều khoáng chất mà cơ thể đã mất đi thông qua việc đổ mồ hôi, đi vệ sinh như Na, K, Mg,… Ngoài ra nó còn giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả.
Trên đây là tổng hợp một số sai lầm khi uống nước phổ biến từ Fujiwa. Những thói quen tưởng chừng vô hại này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Vì vậy ngoài việc uống đủ nước bạn cũng nên lưu ý uống nước sao cho đúng cách.